Một số nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Một số nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Sau gần 9 năm áp dụng Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 đã có rất nhiều bước tiến lớn so với Luật Đấu thầu 2005 về việc đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên vẫn cần có các cập nhật, sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tế.

Ngày 15/6/2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản số 3975/BKHĐT-QLĐT về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Dự thảo luật đấu thầu sửa đổi
Bạn có thể tải xuống toàn văn của Dự thảo Luật Đấu thầu, VB 3975 file PDF và Word ở cuối bài viết

Theo đó Học Thật Nhanh tóm tắt lại một số nội dung quan trọng nêu tại Phụ lục của văn bản số 3975/BKHĐT-QLĐT để Bạn đọc cùng tham khảo, nghiên cứu và có thể có các góp ý thiết thực tới Bộ KHĐT.

Một số nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật Đấu thầu cần tập trung nghiên cứu, cho ý kiến như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu:

a) Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật theo hướng bổ sung hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh (Khoản 2 Điều 1)

b) Làm rõ cơ chế tổ chức lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước theo các phương án:

c) Quy định cụ thể các hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (khoản 3 Điều 1 Dự thảo Luật).

d) Bổ sung quy định: Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu có thể chọn áp dụng Luật này nhưng phải xác định cụ thể các điều, khoản, điểm sẽ thực hiện theo quy định của Luật này (khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật).

đ) Bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật (khoản 5 Điều 3 Dự thảo Luật)

2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:

a) Chỉ định thầu (Điều 20 Dự thảo Luật)

Sửa đổi, bổ sung các trường hợp áp dụng chỉ định thầu trong các trường hợp khẩn cấp, cấp bách hoặc cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án…

b) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 24 Dự thảo Luật):

Điều này quy định về nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, thẩm quyền quyết định áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện để bảo đảm áp dụng thống nhất, minh bạch và xác định rõ được trách nhiệm của từng bên liên quan.

c) Mua sắm trực tiếp (Điều 22 Dự thảo Luật):

Quy định về mua sắm trực tiếp trong Luật Đấu thầu năm 2013 có thể dẫn đến hiện tượng chủ đầu tư lạm dụng để áp giá cao, gây thất thoát, lãng phí. Do đó, Dự thảo Luật (khoản 8 Điều 39) bổ sung quy định về “tùy chọn mua thêm” để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ đầu tư mua thêm hàng hóa đã trúng thầu trước đó, nhắm tiết kiệm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, tăng hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, đồng thời tránh việc chủ đầu tư áp giá cao khi mua sắm trực tiếp.

d) Đấu thầu quốc tế, đấu thầu nội khối (Điều 13 Dự thảo Luật):

Dự thảo Luật giữ nguyên quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 về việc không tổ chức đấu thầu quốc tế đối với những gói thầu mà nhà thầu Việt Nam có khả năng thực hiện (trừ gói thầu phải thực hiện đấu thầu quốc tế theo yêu cầu của nhà tài trợ), nhưng bổ sung quy định về đấu thầu quốc tế và “đấu thầu nội khối” theo quy định của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. …

đ) Mua sắm tập trung (các Điều 44 và 45 Dự thảo Luật):

- Sửa đổi, bổ sung quy định về mua sắm tập trung theo hướng cho phép áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác ngoài hình thức đấu thầu rộng rãi để tận dụng lợi thế về mua sắm với quy mô lớn;

- Bổ sung quy định về thỏa thuận khung mở để có thể lựa chọn nhiều hơn một nhà thầu trúng thầu, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

https://hocthatnhanh.vn/storage/courses/dau-thau-qua-mang-tu-co-ban-toi-nang-cao-nghiep-vu-bmt-400x225.jpg
Đấu thầu qua mạng từ cơ bản đến nâng cao-Nghiệp vụ Bên mời thầu
  • Hiểu về đúng về áp dụng đấu thầu với các loại nguồn vốn
  • Hiểu được trình tự của 1 quy trình lựa chọn nhà thầu từ khi phê duyệt KHLCN đến phê duyệt KQLCNT
  • Nắm được công tác thẩm định HSMT/HSYC, thẩm định KQLCNT
  • Thực hành trực tiếp trên hệ thống với gói thầu thực tế
XEM NGAY

3. Quy trình, thủ tục đầu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và thời gian trong đấu thầu:

a) về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư (Điều 5 Dự thảo Luật):

- Dự thảo Luật (điểm b khoản 1 Điều 5) đã bãi bỏ quy định "nhà thầu, nhà đầu tư phải hạch toán tài chính độc lập” và sửa đổi theo hướng quy định cụ thể các tổ chức, cá nhân có đủ tư cách tham dự thầu.

- Đối với các nhà thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu, Dự thảo Luật (điểm e khoản 1 Điều 5) đề xuất 02 phương án:

b) về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Điều 6 Dự thảo Luật):

Dự thảo Luật (Điều 6) đã xây dựng một số phương án để xác định cụ thể các đối tượng, chủ thể có mâu thuẫn lợi ích khi tham gia vào hoạt động đấu thầu nhằm tăng cường hơn nữa tính cạnh tranh, công bằng trong đấu thầu.

c) Nội dung hồ sơ mời thầu và xem xét nội dung của hồ sơ mời thầu trước khi phát hành (Điều 17 Dự thảo Luật):

- Bổ sung quy định về nội dung, nguyên tắc lập hồ sơ mời thầu (trên cơ sở luật hóa Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm hạn chế tình trạng “cài cắm” tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu, góp phần làm tăng tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

- Bổ sung quy định cơ quan quản lý về đấu thầu thuộc người có thẩm quyển chịu trách nhiệm xem xét sự phù hợp của nội dung hồ sơ mời thầu đối với một số gói thầu nhất định trước khi bên mời thầu phát hành hồ sơ mời thầu …

d) Cắt bỏ khâu thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu, thương thảo hợp đổng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu nhằm giảm thủ tục, rút ngắn thời gian trong đấu thầu.

đ) Sửa đối, bổ sung quy định về áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (khoản 3 Điều 31 Dự thảo Luật) đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm, gói thầu háng hóa, xày lắp dặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà không áp dụng được phương pháp giá đánh giá và gói thầu cần xem xét ừên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá.

e) về tham vấn thị trường (Điều 35 Dự thảo Luật):

Bổ sung quy định về tham vấn thị trường nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm tìm hiểu thông tin thị trường phù hợp, làm cơ sở để lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tránh tình trạng lợi dụng việc thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu, gây thất thoát, lãng phi hoặc tổ chức Đấu thầu rộng rãi nhưng trên thị trường chỉ có 01 nhà thầu đảp ứng yêu cầu dẫn đên không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế...

g) Bổ sung quy định về xây dựng Chiến lược đấu thầu (Điều 36, 37 Dự thảo Luật):

h) về áp dụng Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ (Điều 29 Dự thảo Luật):

Bổ sung quy định về các trường hợp cụ thể được phép áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ để tránh việc áp dụng tràn lan, cố ý loại bỏ hồ sơ dự thầu ở bước đánh giá về kỹ thuật.

i) về tùy chọn mua thêm (Điều 39 Dự thảo Luật):

Bổ sung quy định về tùy chọn mua thêm để người có thầm quyền được phép quyết định áp dụng tùy chọn này trong các trường hợp cần mua bổ sung sau khi đã bố trí đủ kinh phí nhằm tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kinh tế trong đấu thầu...

k) về đấu thầu trước (Điều 42 Dự thảo Luật):

Bổ sung quy định cho phép thực hiện các thủ tục đấu thầu trước đối với trường hợp đã xác định rõ phạm vi, quy mô của gói thầu trong quá trình lập dự án (trước khi có quyết định phê duyệt đầu tư dự án) nhằm tiết kiệm, rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn.

l) về hình thức và nội dung hợp đồng áp dụng trong lựa chọn nhà thầu (các Điều 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 Dự thảo Luật):

- Quy định điều kiện áp dụng từng loại hợp đồng; theo đó, tùy thuộc vào quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể của từng loại gói thầu chủ đầu tư, người có thẩm quyền lựa chọn áp dụng loại hợp đồng phù hợp:

- Bãi bỏ quy định: hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản; gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói...

- Quy định cụ thể, tách bạch giữa các trường hợp trượt giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng.

m) về hình thức và nội dung hợp đồng áp dụng trong lựa chọn nhà đầu tư (các Điều 70, 71, 72, 73, 74 Dự thảo Luật):

n) về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư (các Điều 52, 55 Dự thảo Luật):

o) về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư (Điều 56 Dự thảo Luật):

Tiếp tục duy trì phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, trong đó có tính đến tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từng nhóm dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, gồm: …

p) về thời gian trong đấu thầu (các Điều 10, 39 Dự thảo Luật):

- Điều chỉnh giảm thời gian của một số công việc cho phù hợp do được thực hiện trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Quy định thống nhất, cụ thể các mốc thời gian cho từng chủ thể tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm tiết kiệm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Điều 10);

- Giao cho người có thẩm quyền phê duyệt tổng thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể (Điều 39).

4. Ưu tiên, ưu đãi trong đấu thầu (Điều 12 Dự thảo Luật):

- Bổ sung các quy định về ưu tiên, ưu đãi đối với nhà thầu sản xuất hàng hóa trong nước thay thế hãng nhập khẩu; sản xuất các sản phẩm đổi mới sáng tạo, sử dụng lao động thuộc nhóm yểu thế.... Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

- Bổ sung quy định về ưu tiên cho hàng hóa sản xuất trong nước (khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật) nhằm nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa trong nước theo hướng: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất ba hãng sản xuất cho ba mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì người cổ thẩm quyền quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước.

5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Dự thảo Luật (các Điều 91, 92, 93, 94, 95, 96 và 97) đã sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành nhằm nâng cao tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của cơ quan giải quyết kiến nghị.

https://hocthatnhanh.vn/storage/courses/dau-thau-qua-mang-tu-co-ban-toi-chuyen-sau-cho-nha-thau-400x225.jpg
Đấu thầu qua mạng từ cơ bản đến chuyên sâu-Nghiệp vụ Nhà thầu xây lắp
  • Hiểu rõ về Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
  • Chủ động tìm kiếm thông tin các gói thầu mục tiêu phù hợp với năng lực Công ty
  • Hiểu sâu về các quy định pháp luật về đấu thầu qua mạng
  • Chủ động triển khai lập E-HSDT bất kỳ gói thầu nào
XEM NGAY

6. Một số nội dung khác

a) về xác định phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư phát triển

Dự thảo Luật bổ sung Phụ lục hướng dẫn cách xác định phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước trong các dự án đầu tư phát triển, làm cơ sở xác định dự án có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hay không.

b) về giải thích từ ngữ (Điều 4 Dự thảo Luật):

Dự thảo Luật (Điều 4) đã bổ sung phương án quy định về tính chất của dự án đầu tư phát triển, dịch vụ tư vấn, phi tư vấn để các bên liên quan có cơ sở xác định cho phù hợp.

c) về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:

Có ý kiến đề nghị bãi bỏ quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vì quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập như: …

d) về hành vi chuyến nhượng thầu (khoản 8 Điểu 89 Dự thảo Luật):

Sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi chuyển nhượng thầu theo hướng quy định nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi này khi chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.

Tải về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Văn bản số 3975/BKHĐT-QLĐT

Bấm để tải file Dự thảo Luật Bấm để tải file gốc VB 3975  |  Bấm để tải file word Phụ lục VB 3975

Bạn cũng có thể nghiên cứu ngay trên web HocThatNhanh.vn:

Tham gia nhóm Zalo

Tham gia thảo luận Đấu thầu qua mạng cùng HTN

Tham gia ngay
QR code





Chia sẻ mới nhất

0879.888.986