Sử dụng Chứng thư số công cộng trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
Chứng thư số công cộng trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia là khái niệm rất mới trong lĩnh vực Đấu thầu. Bài viết này Học Thật Nhanh sẽ chia sẻ các bạn hiểu rõ ràng, gắn gọn nhất về vấn đề này.
Khái niệm chứng thư số và chữ ký số
Chứng thư số
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số:
“7. "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.”
Chữ ký số
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số:
6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
- Hiểu về đúng về áp dụng đấu thầu với các loại nguồn vốn
- Hiểu được trình tự của 1 quy trình lựa chọn nhà thầu từ khi phê duyệt KHLCN đến phê duyệt KQLCNT
- Nắm được công tác thẩm định HSMT/HSYC, thẩm định KQLCNT
- Thực hành trực tiếp trên hệ thống với gói thầu thực tế
Chứng thư số công cộng trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia là gì?
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT:
"7. Chứng thư số sử dụng trên Hệ thống tại địa chỉ https://muasamcong.mpi.gov.vn là chứng thư số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp"
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT:
"2. Sử dụng chứng thư số trên Hệ thống:
a) Tổ chức được cấp chứng thư số theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Thông tư này khi tham gia Hệ thống phải đăng ký sử dụng chứng thư số theo Hướng dẫn sử dụng. Chứng thư số sử dụng trên Hệ thống là chứng thư số được cấp cho tổ chức;
b) Chứng thư số được sử dụng để tạo chữ ký số và xác thực tổ chức;"
Tất cả các đơn vị khi tham gia trên Hệ thống e-GP đều cần 1 chứng thư số (CTS) để xác nhận, định danh cơ quan, tổ chức đó tồn tại trên hệ thống mạng qua máy chủ của Cơ quan có thẩm quyền. Để xác thực chứng thư số đó các Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sẽ cấp cho đơn vị 1 USB Token gọi là chữ ký số (CKS).
Vậy tóm lại là: Chứng thư số công cộng là điều kiện cần thiết để xác nhận, định danh tổ chức trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia do 01 Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Chữ ký số là "con dấu, chữ ký" của người đại diện pháp luật của tổ chức để xác thực các thủ tục, văn bản trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
Dùng chữ ký số Công cộng sẽ bảo mật hơn nhiều so với dùng CTS (folder Vietnam) trước đây. Với CTS trên Hệ thống cũ chỉ cần copy được folder Vietnam và có mật khẩu có thể đăng nhập trên tất cả các máy khác mà không ai phát hiện được. Với CKS công cộng thì bắt buộc phải cắm USB Token vào được. Trường hợp mất USB Token báo lại Nhà cung cấp khóa chặn truy cập.
- Hiểu rõ về Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
- Chủ động tìm kiếm thông tin các gói thầu mục tiêu phù hợp với năng lực Công ty
- Hiểu sâu về các quy định pháp luật về đấu thầu qua mạng
- Chủ động triển khai lập E-HSDT bất kỳ gói thầu nào
Các loại thủ tục áp dụng CKS hiện nay
Điển hình nhất về việc áp dụng CKS hiện nay là thủ tục về kê khai thuế, bảo hiểm, xuất hóa đơn.. thường là các nghiệp vụ của Kế toán.
CKS của Kế toán có liên kết vào Hệ thống eGP được hay không?
Đây là câu hỏi rất hay gặp. Câu trả lời là CÓ. Hiện nay hầu hết các Đơn vị đều đã có ít nhất 1 CKS và có thể sử dụng luôn CKS đó để liên kết vào Hệ thống eGP để thực hiện các nghiệp vụ đấu thầu. Tuy nhiên điều này chỉ phù hợp với những tổ chức, doanh nghiệp nhỏ rất ít nhân sự, các vị trí kiêm nhiệm chưa tách bạch.
Với các tổ chức, doanh nghiệp có sự phân hóa rõ ràng giữa các phòng ban thì nên đăng ký thêm Chứng thư số độc lập phục vụ công tác đấu thầu để bảo mật thông tin hơn, cũng như không bị ảnh hưởng tới các phòng ban khác. Việc đăng ký thêm CKS cũng cần thiết khi sử dụng chức năng phân quyền hoạt động nghiệp trên Hệ thống.
Các đơn vị cung cấp CTS được chấp nhận trên Hệ thống eGP hiện tại
Tới thời điểm hiện tại có 23 Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng được cấp phép cung cấp và được chấp thuận liên kết trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
Liên kết CTS với Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
Đăng ký mua CTS
Học Thật Nhanh sẽ hỗ trợ các Tổ chức Doanh nghiệp mua Chứng thư số với giá tốt nhất từ các Nhà cung cấp và hỗ trợ trong suốt thời gian sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.