Bảng giá ca máy đầy đủ nhất -746 MÁY theo Thông tư 13/2021/TT-BXD
Ngày 31/8/2021 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình trong đó có Phụ lục V - Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. So với Thông tư 11/2019/TT-BXD thì Phụ lục V có 1 số thay đổi như điều chỉnh nguyên giá, định mức tiêu hao nhiên liệu, thành phần cấp bậc thợ điều khiển máy và đặc biệt đã bổ sung thêm 64 máy.
Với file Excel chia sẻ ở cuối bài viết đã thống kê đầy đủ các thay đổi của Bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy. Các bạn có thể tải về để tham khảo tính toán khi lập dự toán, lập giá dự thầu.
Trong bài viết này HocThatNhanh.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về việc xác định bảng giá ca máy theo Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD đầy đủ và nhanh nhất.
Giá ca máy là gì?
Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.
Cách xác định bảng giá ca máy khi lập dự toán xây dựng
Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn chính cho cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Xây dựng) xác định để công bố Bảng giá ca máy tại địa phương, tuy nhiên khi lập dự toán cũng có thể áp dụng công thức và Bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy và thiết bị thi công kèm theo giá nhiên liệu năng lượng, đơn giá thợ điều khiển tại địa phương để tính toán ra giá ca máy.
CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK
Trong đó:
CCM: giá ca máy (đồng/ca); CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);
CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca); CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);
CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca); CCPK: chi phí khác (đồng/ca).
1. Xác định chi phí khấu hao
a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.
Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.
b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
CKH = (G - GTH) x ĐKH/NCA
Trong đó:
CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca); G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
GTH: giá trị thu hồi (đồng); ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
c) Xác định nguyên giá máy:
Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.
Nguyên giá khi lập dự toán sẽ lấy theo nguyên giá máy do Sở Xây dựng công bố hoặc Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD
d) Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:
Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.
Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).
đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.
e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.
2. Xác định chi phí sửa chữa
a) Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:
CSC = G x ĐSC / NCA
Trong đó:
CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca); ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm);
G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng (đồng); NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD
c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như trên.
3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng
a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.
Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.
b) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca); ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;
GNL: giá nhiên liệu loại i; KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i; n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.
c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy nêu tại Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.
d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:
Giá xăng, dầu: theo thông báo của Petrolimex
Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước
đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:
Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.
4. Xác định chi phí nhân công điều khiển
a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.
b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;
CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;
n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.
c) Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy của một loại máy được xác định trên cơ sở số lượng, thành phần, nhóm và cấp bậc thợ điều khiển máy nêu tại Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD
d) Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố công bố hoặc đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).
5. Xác định chi phí khác
a) Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng. Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
CK = G x Gk/ NCA
Trong đó:
CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca); G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm); GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);
b) Định mức chi phí khác của máy được lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD
Lưu ý khi tính giá ca máy
Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì Định mức khấu hao và Định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.
Khi lập dự toán với các công trình ven biển người lập dự toán cần chú ý hệ số này để tránh tính thiếu sót chi phí.
Chia sẻ file Excel tính toán đầy đủ nhất Bảng giá ca máy gồm 746 máy do Bộ Xây dựng công bố tại Phụ lục 5 Thông tư 13/2021/TT-BXD

Đây là file Excel tính toán đầy đủ nhất hiện nay có thể tính được bảng giá ca máy cho tất cả các máy và thiết bị thi công xây dựng do Bộ Xây dựng công bố. Bạn chỉ cần xác định được các yếu tố đầu vào như:
- Đơn giá nhiên liệu từ Petrolimex, đơn giá điện từ văn bản giá bán điện của Bộ Công thương
- Đơn giá nhân công: theo công bố đơn giá nhân công của địa phương
Trên file Excel Học Thật Nhanh đã biên tập cẩn thận, tỉ mỉ bạn có thể dễ dàng xem được những thay đổi điều chỉnh so với Bảng giá ca máy theo Thông tư 11/20219/TT-BXD
Tổng hợp: Ks.Nguyễn Văn Toàn

- Hiểu rõ trình tự từng bước lập dự toán xây dựng Step-by-Step
- Triển khai đo bóc khối lượng chi tiết để Tổng hợp vật tư chính xác
- Lập dự toán xây dựng và Dự toán bổ sung, phát sinh để đề xuất
- Làm chủ Excel và mọi phần mềm để sử dụng lập Dự toán