Hướng dẫn xuất 8 thông số chính trên trắc ngang của hạng mục Nền Đường bằng Lisp cad HTTKD

Hướng dẫn xuất 8 thông số chính trên trắc ngang của hạng mục Nền Đường bằng Lisp cad HTTKD

Trong công tác lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng và thi công của hạng mục Nền đường, cán bộ QA QC trong công trường phải bóc tác chi tiết được 8 thông số chính, bao gồm:

  • 1. Cao độ, khoảng cách của ĐƯỜNG TỰ NHIÊN (Hiện trạng)
  • 2. Cao độ, khoảng cách ĐƯỜNG ĐÀO HỮU CƠ, VÉT BÙN, ĐÁNH CẤP
  • 3. Xuất bề rộng CHIẾM DỤNG NỀN ĐƯỜNG trái phải (DỌN DẸP PHÁT QUANG)
  • 4. Cao độ, khoảng cách của ĐÀO NỀN ĐƯỜNG
  • 5. Cao độ, khoảng cách ĐÀO KHUÔN ĐƯỜNG
  • 6. Cao độ, khoảng cách, diện tích ĐẤT ĐẮP NỀN ĐƯỜNG K95
  • 7. Cao độ, khoảng cách, diện tích các lớp KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG: K95, K98, BASE, SUBBASE, CTB, AC19...
  • 8. Cao độ, khoảng cách ĐƯỜNG ĐÀO ĐÁ THIẾT KẾ

8 thông số này sẽ là điều kiện đầu tiên và bắt buộc để chúng ta triển khai thi công và nghiệm thu, nếu như không có công cụ và phương pháp đúng đắn thì sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức để rà soát từng trắc ngang nền đường. Để giúp bạn lấy nhanh thông số này của 1 Km đường trong 20 phút thì HocThatNhanh hướng dẫn bạn chi tiết từng bước thực hành bằng Lisp cad HTTKD nhanh chóng và chính xác

8 thông số khoảng cách, cao độ trên trắc ngang của hạng mục Nền Đường

Đăng ký mua bản quyền Lisp cad HTTKD Tại đây

Đăng ký hoạt động cho các trắc ngang

Đây là bước đầu tiên để ứng dụng Lisp cad cho các công tác lấy thông số trên trắc ngang

  • Bước 1: Gõ lệnh LY -> Enter -> Chọn: Tên cọc, lý trình, đường tự nhiên, cao độ tự nhiên -> Enter 
  • Bước 2: Gõ lệnh DKHD -> chọn trắc ngang tự động -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang

Xuất Khoảng cách, cao độ ĐƯỜNG TỰ NHIÊN (hiện trạng)

Cao độ hiện trạng là thông số đầu tiên cán bộ QA QC cần lấy để phục vụ nghiệm thu hiện trạng trước khi thi công. Cao độ hiện trạng cần xuất đầy đủ tất cả các điểm trên trắc ngang thiết kế nên số lượng các điểm giữa các trắc ngang là không giống nhau. Để thực hiện bạn thao tác theo:

  • Bước 1: Gõ lệnh XKCCD -> Enter -> Chọn Layer đường tự nhiên -> Chọn hình thức thể hiện dữ liệu -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 2: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Xuất Khoảng cách, cao độ ĐƯỜNG ĐÀO HỮU CƠ, ĐÁNH CẤP, VÉT BÙN

Trên trắc ngang tùy thuộc vào độ dốc tự nhiên thì ngoài việc đào hữu cơ cần có thêm đánh cấp hoặc vét bùn (nếu có) và việc lấy các thông số này mất khá nhiều thời gian của cán bộ QA QC. Để thực hiện bạn thao tác từng bước như sau:

  • Bước 1: Gõ lệnh DVBDC2 -> Enter -> Chọn Layer cần nối: Đào hữu cơ, vét bùn, đánh cấp... -> Enter -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 2: Gõ lệnh XKCCD -> Enter -> Chọn Layer Đường vừa nối thành công -> Chọn hình thức thể hiện dữ liệu -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 3: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Xuất Khoảng cách, cao độ ĐÀO NỀN ĐƯỜNG

Trong những trắc ngang nền đào cần đào nền đường tới cao độ thiết kế của đường đỏ, và khi nghiệm thu cán bộ QA QC cần sơ họa và xuất đầy đủ thông số các điểm thể hiện phạm vi đào nền này, các điểm này khá nhiều, dày đặc và chi tiết. Bạn thực hiện theo:

  • Bước 1: Gõ lệnh DAONEN -> Enter -> Chọn Layer đào nền -> Enter -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 2: Gõ lệnh XKCCD -> Enter -> Chọn Layer Đường vừa nối thành công -> Chọn hình thức thể hiện dữ liệu -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 3: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Xuất Khoảng cách, cao độ ĐÀO KHUÔN ĐƯỜNG

Đào khuôn đường là công việc tiếp theo khi chúng ta đào xong nền đường, sơ họa đơn giản và các điểm đo không nhiều. Bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Vẽ đường Polyline đáy đào khuôn đường băng lệnh PL
  • Bước 2: Copy đường Polyline vừa tạo sang tất cả trắc ngang khác. Gõ lệnh CTPL -> Enter -> Chọn đối tượng: Đường PL vừa vẽ -> Enter -> Chọn đối tượng tham chiếu-> Chọn đỉnh số... -> Quét toàn bộ trắc ngang -> Enter
  • Bước 3: Gõ lệnh XKCCD -> Enter -> Chọn Layer Đường vừa tạo trên toàn bộ TN -> Chọn hình thức thể hiện dữ liệu -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 4: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Xuất bề rộng CHIẾM DỤNG NỀN ĐƯỜNG trái phải (Dọn dẹp phát quang)

Công tác dọn dẹp phát quang diễn ra đầu tiên khi bắt đầu thi công hạng mục nền đường, chúng ta cần có thông số dọn dẹp trái, dọn dẹp phải để phục vụ công tác thi công nghiệm thu. Bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Gõ lệnh XPQ -> Enter -> Chọn Layer trái, phải  -> Enter -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 2: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Phân lớp ĐẤT ĐẮP NỀN ĐƯỜNG K95

Đất đắp K95 bao gồm đất đắp phạm vi nền đường và đất đắp lề K95, thường các lớp đất đắp K95 nhiều và phức tạp. Nếu không có công cụ thì việc lấy thông số của các lớp K95 tốn rất nhiều thời gian cho cán bộ QA QC, khối lượng công việc nhiều, lặp đi lặp lại liên tục và thường xuyên thay đổi. Bạn cần phải có công cụ để làm nhanh, chính xác đáp ứng được mọi thay đổi của trắc ngang hoặc thay đổi thiết kế (nếu có). Bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Gõ lệnh KBPL -> Enter -> Nhập chiều dày lớp -> Enter -> Nhập chiều dày nhỏ nhất -> Nhập 0 -> Chọn "Không"
  • Bước 2: Nhập lệnh TDBTD -> Enter -> Chọn layer phía đỉnh đắp K95 -> Enter -> Chọn layer phía đáy đắp K95 (đường tự nhiên, đào hữu cơ, vét bùn, đánh cấp...) -> Enter -> Chọn text màu tím trắc ngang -> Quét toàn bộ trắc ngang
  • Bước 3: Nhập lệnh TDBL -> Quét toàn bộ các trắc ngang (Phân lớp lề đất)
  • Bước 4: Nhập lệnh TDPL -> Quét toàn bộ các trắc ngang
  • Bước 5: Nhập lệnh DTKDB -> Quét toàn bộ trắc ngang
  • Bước 6: Nhập lệnh TDTPL -> Quét toàn bộ trắc ngang
  • Bước 7: Nhập lệnh XDTPL -> Quét toàn bộ trắc ngang -> chọn hình thức xuất -> Enter
  • Bước 8: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Xuất Khoảng cách, cao độ, diện tích phân lớp KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG

Kết cấu áo đường bao gồm từ K95 CBR (nếu có), K98, Subbase, Base, CTB, AC19.... Các công việc này số lượng lớp không nhiều, bạn có thể làm nhanh hơn K95, Bạn thực hiện theo từng bước:

  • Bước 1: Vẽ đường Polyline phân lớp mẫu của tất cả các lớp trong kết cấu áo đường: K98, Base, AC19...
  • Bước 2: Copy đường Polyline mẫu vừa tạo sang tất cả trắc ngang khác 
  • Gõ lệnh CTPL -> Enter -> Chọn đối tượng: Đường PL vừa vẽ -> Enter -> Chọn đối tượng tham chiếu-> Chọn đỉnh số... -> Quét toàn bộ trắc ngang -> Enter
  • Hoặc có thể vẽ thủ công các đường phân lớp mẫu này trên các TN khác
  • Bước 3: Gõ lệnh PLK98 -> Enter -> Chọn Layer đường phân lớp mẫu vừa vẽ -> Enter -> Chọn hình thức thể hiện dữ liệu -> Chọn text màu tím -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang
  • Bước 4: Mở file TXT và copy sang Excel để sử dụng

Video hướng dẫn chi tiết xuất 8 thông số chính trên trắc ngang của hạng mục Nền Đường

------------------------------

Dịch vụ làm hồ sơ phân lớp đường trọn gói dành cho Nhà thầu ► Hãy liên hệ với chúng tôi Tại đây





0879.888.986