TCVN 8859: 2023 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường - Thi công và nghiệm thu

TCVN 8859: 2023 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường - Thi công và nghiệm thu

TCVN 8859 2023

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD) trong kết cấu áo đường.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các lớp móng bằng vật liệu cấp phối tự nhiên (cấp phối sỏi ong,

sỏi đỏ, cấp phối sỏi đồi, cấp phối sỏi (cuội) suối) và các loại cấp phối có cốt liệu bằng xỉ lò cao.

2   Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 4197, Đất xây dựng. Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm;

TCVN 8816, Nhũ tương nhựa đường polime gốc axit;

TCVN 8817-1, Nhũ tương nhựa đường axit - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 8818-1, Nhựa đường lỏng - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 8864, Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét. TCVN 12790, Đất, đá dăm dùng trong công trình giao thông – Đầm nén Proctor.
TCVN 12792, Vật liệu nền, móng mặt đường - Phương pháp xác định tỷ số CBR trong phòng thí nghiệm.

TCVN 13567-1, Phần 1 : Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường thông thường;

TCVN 13567-2, Phần 2 : Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường polyme;

AASHTO T 27, Standard Method of Test for Sieve Analysis of Fine and Coarse Aggregates (Tiêu chuẩn thí nghiệm phân tích thành phần hạt mịn và hạt thô của cốt liệu bằng sàng); 

AASHTO  T  96,  Standard  Method  of  Test  for  Resistance  to  Degradation  of  Small-Size  Coarse Aggregate by Abrasion and Impact in the Los Angeles Machine (tiêu chuẩn thí nghiệm xác định độ mài mòn của cốt liệu thô bằng máy Los Angeles);

AASHTO T 191, Standard Method of Test for Density of Soil In-Place by the Sand-Cone Method (tiêu chuẩn thí nghiệm xác định khối lượng thể tích của đất tại hiện trường bằng phễu rót cát).

3   Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Cấp phối đá dăm (Graded Aggregate)

Là hỗn hợp đá có các thành phần hạt tuân theo nguyên lý cấp phối liên tục, ký hiệu là CPĐD.

3.2 Cỡ hạt lớn nhất danh định (Nominal maximum size of aggregate)

Là cỡ hạt có đường kính lớn nhất quy ước của một loại cấp phối đá dăm, ký hiệu là Dmax. Cỡ hạt danh định này nhỏ hơn so với đường kính của cỡ hạt lớn nhất tuyệt đối và tỷ lệ hàm lượng lọt qua sàng ứng với cỡ hạt danh định của một loại cấp phối đá dăm thường chiếm từ 75-95%.

Quyết định của tiêu chuẩn TCVN 8859 2023

4   Phân loại CPĐD

4.1  Căn cứ nguồn gốc vật liệu dùng để sản xuất CPĐD và chất lượng CPĐD, CPĐD được chia làm 02 loại:

  •     Cấp phối đá dăm loại I (ký hiệu là CPĐD-I): Là cấp phối đá dăm được nghiền từ đá nguyên khai.
  •     Cấp phối đá dăm loại II (ký hiệu là CPĐD-II): Là cấp phối đá dăm được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất 75 % số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.

4.2  Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax (CPĐD-Dmax), CPĐD được chia làm 03 loại:

  •     Cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax = 37,5 mm (ký hiệu là CPĐD-37,5).
  •     Cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax = 25 mm (ký hiệu là CPĐD-25).
  •     Cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax = 19 mm (ký hiệu là CPĐD-19).

5   Phạm vi sử dụng các loại CPĐD

5.1  CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên (hoặc móng dưới trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật) của các kết cấu áo đường mềm và cứng theo các chỉ dẫn ở các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áo đường mềm và kết cấu áo đường cứng hiện hành.

5.2  CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm lớp móng trên cho kết cấu áo đường có tầng mặt loại A2 hoặc cấp thấp hơn của kết cấu áo đường mềm.

5.3  Cả hai loại CPĐD loại I và II đều có thể được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường cứng bê tông xi măng. Trường hợp xe lưu thông trên đường chủ yếu chỉ có tải trọng trục từ 80kN trở xuống và nếu tổng số trục xe tích lũy trong suốt thời kỳ khai thác sau quy đổi tương đương 80kN không vượt quá 1x106, thì cho phép sử dụng CPĐD loại I để làm lớp móng trên của kết cấu áo đường cứng bê tông xi măng.
 

Dành cho Kỹ sư lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Phần mềm Lập và quản lý Hồ sơ chất lượng XDA

  • Áp dụng với mọi loại công trình, với tất cả các biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu trong Dự án.
  • Ứng dụng lập trọn bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.
  • Ứng dụng lập trọn bộ hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng.
  • Ứng dụng lập và in hàng loạt nhật ký thi công.
  • Ứng dụng lập và xuất Mục lục hồ sơ, bảng kê kết quả thí nghiệm...
  • Xử lý mọi bài toán, tình huống trong công tác lập hồ sơ chất lượng công trình.

Tham gia nhóm zalo Hồ sơ chất lượng XDA: https://zalo.me/g/wakces217

Tải tiêu chuẩn TCVN 8858:2023 Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu đường ô tô - Thi công và nghiệm thu 






Chia sẻ mới nhất

--}}
Tư vấn phần mềm 0879.88.89.86
Tư vấn khóa học 0888.247.989
Hỗ trợ kỹ thuật 0879.88.99.86