Tiêu chuẩn kỹ thuật AASHTO M 235M/M235-03 Nhựa kết dính epoxy
1 PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA TIÊU CHUẨN AASHTO M 235M/M 235-03
1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu liên quan đến hệ nhựa kết dính epoxy 2 thành phần dùng để thi công lên bề mặt của bê tông xi măng poóclăng, vật liệu này có thể lưu hóa dưới điều kiện ẩm và dính bám được với bề mặt ướt.
1.2 Các giá trị có đơn vị SI và đơn vị inch-pound dùng trong tiêu chuẩn này đều là đơn vị tiêu chuẩn. Đơn vị inch-pound được để trong ngoặc. Các giá trị theo đơn vị này có thể không tương đương với giá trị theo đơn vị kia; vì thế, đơn vị này được dùng không phụ thuộc vào đơn vị kia. Các giá trị dùng đơn vị kết hợp có thể cho kết quả không phù hợp với tiêu chuẩn.
1.3 Tiêu chuẩn này bao gồm việc sử dụng vật liệu, thiết bị và cách vận hành có thể gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn không đưa ra vấn đề đảm bảo an toàn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nghiệm đảm bảo sức khoẻ và an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Vấn đề về an toàn được quy định ở Mục 9.
2 TÀI LIỆU VIỆN DẪN CỦA TIÊU CHUẨN AASHTO M 235M/M 235-03
2.1 Tiêu chuẩn ASTM:
- C 882, Xác định cường độ dính bám của hệ nhựa epoxy với bê tông bằng lực cắt chéo
- C 884, Xác định độ tương thích nhiệt giữa bê tông và lớp phủ nhựa epoxy2
- D 570, Xác định độ hút nước của nhựa
- D 638, Xác định tính chất chịu kéo của nhựa3
- D 648, Xác định sự chênh lệch nhiệt độ của nhựa dưới tải trọng uốn3
- D 695, Xác định tính chất chịu nén của nhựa cứng3
- D 1259, Xác định hàm lượng không bay hơi của dung dịch nhựa
- D 1652, Xác định hàm lượng nhựa của nhựa epoxy
- D 2393-95, Xác định độ nhớt của nhựa epoxy và các hỗn hợp liên quan
- D 2566, Xác định độ co ngót theo chiều dài của nhựa đúc phản ứng nhiệt lưu hóa trong quá trình bảo dưỡng
3 THUẬT NGỮ TRONG TIÊU CHUẨN AASHTO M 235M/M 235-03
3.1 Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn:
3.2 Chất kết dính - là thành phần kết dính trong vữa lỏng, vữa, bê tông để liên kết cốt liệu hoặc bột khoáng tạo thành khối kết dính.
3.2.1 Hệ kết dính - là sản phẩm kết hợp của tất cả các thành phần tạo nên vật liệu kết dính.
3.2.2 Thành phần - là chất dùng để kết hợp với 1 hoặc nhiều chất khác để tạo nên hệ kết dính.
3.2.3 Cường độ tiếp xúc - là cường độ dính bám được đo bằng lực cắt chéo có được sau thời gian tiếp xúc và thời gian bảo dưỡng quy định.
3.2.4 Thời gian tiếp xúc - là thời gian tính từ lúc thi công hệ epoxy đến lúc 2 mảnh được kết dính với nhau để tạo ra cường độ dính bám sau thời gian bảo dưỡng ở nhiệt độ quy định.
3.2.5 Chất lưu hóa - là chất làm biến đổi hệ nhựa lỏng thành nhựa cứng lưu hóa bằng phản ứng hóa học.
3.2.6 Đương lượng epoxy - là khối lượng của nhựa chứa 1 phân tử lượng của nhóm epoxy.
3.2.7 Nhựa epoxy - là nhựa chứa chủ yếu là nhóm epoxy để tạo ra sự polyme hóa.
3.2.8 Chất độn - là chất rắn mịn, hầu hết lọt qua sàng 75-m (Số 200), được sử dụng để cải thiện tính chất của hệ kết dính hoặc để giảm giá thành.
3.2.9 Nhà pha chế - là hãng chịu trách nhiệm chuẩn bị các thành phần riêng biệt và đưa ra kiến nghị về các định lượng được sử dụng để tạo ra hệ kết dính cuối cùng.
3.2.10 Mẻ hoặc lô hàng - là khối lượng vật liệu được sản xuất có cùng thành phần hóa học và vật lý để tạo ra sản phẩm cuối cùng đồng nhất.
3.2.11 Nhà sản xuất - là nơi sản xuất ra các chất cơ bản của 1 thành phần.
3.2.12 Chất pha loãng phản ứng - là chất chảy lỏng tự nhiên được sử dụng để giảm độ nhớt của nhựa lỏng hoặc hỗn hợp nhựa, nó chứa nhóm phản ứng để trở thành 1 phần của nhựa lưu hóa.
3.2.13 Thời gian làm việc (lưu trữ) - là khoảng thời gian tính từ lúc kết thúc trộn đến lúc hệ kết dính hoặc hỗn hợp được trữ vẫn còn khả năng làm việc tốt.
4 PHÂN LOẠI TRONG TIÊU CHUẨN AASHTO M 235M/M 235-03
4.1 Tiêu chuẩn này phân loại hệ nhựa epoxy theo kiểu, cấp, loại, và màu.
4.2 Các kiểu - Hệ nhựa epoxy có 7 kiểu được phân loại theo các chỉ tiêu yêu cầu ở Bảng 1.
4.2.1 Kiểu I - Sử dụng để kết dính không chịu lực giữa bê tông đã đông cứng với bê tông đã đông cứng và vật liệu khác, và làm chất kết dính trong vữa epoxy hoặc bê tông epoxy.
4.2.2 Kiểu II - Sử dụng để kết dính không chịu lực giữa bê tông mới trộn với bê tông đã đông cứng.
4.2.3 Kiểu III - Sử dụng để làm vật liệu kết dính chống trượt trên bề mặt lớp bê tông đã đông cứng, và làm chất kết dính trong vữa epoxy hoặc bê tông epoxy trên bề mặt chịu tải trọng xe cộ (hoặc chịu nhiệt hoặc tác động cơ học).
4.2.4 Kiểu IV - Sử dụng làm chất kết dính chịu lực giữa bê tông đã đông cứng với bê tông đã đông cứng và vật liệu khác, và làm chất kết dính trong vữa epoxy hoặc bê tông epoxy.