Tiêu chuẩn kỹ thuật AASHTO M232–2006 Lớp mạ kẽm (mạ nhúng nóng) trên các sản phẩm sắt và thép
1 PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA TIÊU CHUẨN AASHTO M 232M/M 232–06
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lớp mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng trên các sản phẩm sắt và thép. Quá trình mạ nhúng nóng gồm có các sản phẩm được nhúng vào dung dịch mạ kẽm đủ thời gian cho phản ứng luyện kim xảy ra giữa sắt trên bề mặt sản phẩm thép và dung dịch kẽm, sản phẩm nhận được là các lớp hợp kim Zn/Fe dính bám trên bề mặt sản phẩm thép.
1.2 Tiêu chuẩn này dự định áp dụng cho các bộ phận sản phẩm đã được khử lớp mạ kẽm bằng phương pháp quay ly tâm hoặc các phương pháp khử khác.
1.3 Các giá trị được quy chuẩn về hệ đơn vị SI. Hệ đơn vị inch-pound tương ứng chỉ mang tính gần đúng.
1.4 Tiêu chuẩn không đưa ra vấn đề đảm bảo an toàn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nghiệm đảm bảo sức khoẻ và an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
2 TÀI LIỆU VIỆN DẪN CỦA TIÊU CHUẨN AASHTO M 232M/M 232–06
2.1 Các tiêu chuẩn của AASHTO:
- M 120, Kẽm
- T 65M/T 65, Khối lượng [Trọng lượng] của lớp mạ trên các vật thí nghiệm sắt và thép với các lớp mạ Kẽm hoặc Kẽm hợp kim.
2.2 Các tiêu chuẩn của ASTM:
- A 143, Quy tắc chống giòn lớp mạ kẽm nhúng nóng của kết cấu thép và Quy trình phát hiện tính giòn.
- A 780, Thực hành sửa chữa những vùng hư hỏng và không mạ của các lớp mạ kẽm nhúng nóng.
- A 902, Thuật ngữ liên quan đến lớp mạ kim loại của các sản phẩm thép.
- B 487, Phương pháp vi lượng đo chiều dày lớp phủ bằng kim loại và ôxít thông qua mặt cắt ngang.
- E 376, Thực hành đo đạc chiều dày lớp phủ bằng các phương pháp thí nghiệm từ trường hoặc từ trường xoáy (trường điện từ).
- F1470, Hướng dẫn lấy mẫu chốt để xác định tính chất cơ học và kiểm tra sự làm việc.
- F 1789 Thuật ngữ cho F16 Chốt cơ khí.
3 THUẬT NGỮ TRONG TIÊU CHUẨN AASHTO M 232M/M 232–06
3.1 Các định nghĩa:
3.1.1 Các điều khoản và định nghĩa dưới đây mang đặc trưng của tiêu chuẩn này. Mục A 902 có các điều khoản và định nghĩa khác liên quan đến lớp mạ kim loại của sản phẩm thép. Mục F 1789 có các điều khoản và định nghĩa khác liên quan đến các loại chốt dùng trong cơ khí.
3.2 Định nghĩa của các điều khoản đặc trưng cho tiêu chuẩn này:
3.2.1 Chiều dày lớp mạ trung bình– là giá trị trung bình chiều dày lớp mạ của các mẫu thí nghiệm trong các bộ mẫu của lô hàng kiểm tra.
3.2.2 Các vết lộ thép trần – những vùng không mạ bề mặt của sản phẩm thép có lớp mạ kẽm không đo được.
3.2.3 Thành phần của xỉ mạ - Các hợp kim sắt/kẽm, ôxít và chất cháy tàn dư trong lớp mạ dưới dạng khác với dạng phát triển thành lớp mạ.
3.2.4 Phương pháp đo riêng lẻ - Số đọc từ thiết bị đo chiều dày từ tính của vết lộ lớp mạ đơn, hay số đọc chiều dày lớp mạ khi nhìn vết lộ thông qua kính hiển vi quang học.
3.2.5 Việc kiểm tra lô hàng - Chất lượng của các sản phẩm giống nhau từ khâu vệ sinh, nấu chảy đến việc mạ cùng thời điểm, trong cùng một container, được đệ trình xét duyệt theo nhóm.
3.2.6 Việc đúc sản phẩm mang tính dễ dát mỏng - cấu kiện thép đã được tôi dài ra để khử cácbon (việc chuyển cácbon thành than chì), quá trình này cho phép kết cấu biến dạng dẻo dưới tác dụng nén ép mà không bị phá hoại.
3.2.7 Việc lấy mẫu – Sự lựa chọn các đơn vị sản phẩm đặc trưng từ việc kiểm tra riêng lẻ một lô hàng phải phù hợp với Mục 6 và mang tính đại điện cho những điều mà việc kiểm tra lô hàng cần phải xác nhận.
3.2.8 Mẫu thí nghiệm – Những vật thí nghiệm đơn lẻ mà trên đó người ta thực hiện phép đo chiều dày hoặc khối lượng.
3.2.9 Chiều dày lớp mạ mẫu – chiều dày trung bình nhận được từ ít nhất 5 phép đo trên 1 mẫu thí nghiệm, mỗi vị trí đo được chọn để tạo ra sự phân bố rộng nhất (theo tất cả các hướng thích hợp) trong phạm vi thể tích của mẫu thí nghiệm.
3.2.10 Những vùng ren răng – những chi tiết của sản phẩm thép có dạng ren răng trước khi mạ nhúng nóng.
4 VẬT LIỆU VÀ SẢN XUẤT TRONG TIÊU CHUẨN AASHTO M 232M/M 232–06
4.1 Sắt hay thép – Sản phẩm thép được mạ nhúng nóng phải phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật được chỉ rõ bới chủ đầu tư.
4.2 Kẽm – Kẽm sử dụng để mạ nhúng nóng phải phù hợp với M 120 và không được dùng loại nhỏ hơn cấp chỉ định bởi “Prime Western.”
4.2.1 Nếu kẽm hợp kim được sử dụng là thành phần chính của dung dịch mạ thì kim loại cơ bản của hợp kim đó phải phù hợp với tiêu chuẩn M120.
4.2.2 Kim loại nấu chảy trong thể tích làm việc của bể mạ kẽm phải chứa trung bình ít nhất 98% khối lượng [trọng lượng] kẽm tính.
Chú thích 1 – Đơn vị mạ có thể quyết định tăng thêm một lượng nhỏ các nguyên tố (như nhôm, niken, bismuth, hay thiếc) cho bể kẽm để giúp cho quá trình phản ứng của thép hoặc cải thiện hình thức của sản phẩm cuối cùng. Các nguyên tố này có thể được đơn vị thêm vào bể mạ kẽm dưới dạng thành phần của hợp kim, hoặc dưới dạng riêng lẻ.
4.2.3 Nếu sử dụng loại kẽm có cấp cao, hay cấp đặc biệt cao thì kim loại nấu chảy trong thể tích làm việc của bể mạ kẽm phải chứa trung bình ít nhất 99.8% khối lượng [trọng lượng] kẽm.
4.3 Khối lượng [Trọng lượng] lớp mạ tối thiểu hay chiều dày lớp mạ tối thiểu – Khối lượng [Trọng lượng] lớp mạ tối thiểu hay chiều dày lớp mạ tối thiểu phải phù hợp với những yêu cầu quy định ở Bảng 1 theo loại và chiều dày vật liệu theo đối với từng loại sản phầm.