TCVN 4601 : 2012 CÔNG SỞ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - YÊU CẦU THIẾT KẾ
CÔNG SỞ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Office buildings - Design requirements
1. Phạm vi áp dụng TCVN 4601 : 2012
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế mới, hoặc thiết kế cải tạo nâng cấp nhà công sở của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là công sở).
1.2. Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Huyện.
1.3. Tiêu chuẩn này được tham khảo áp dụng khi thiết kế xây dựng nhà công sở của các cơ quan không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng nguồn vốn khác.
Đối với các cơ quan nhà nước mang tính đặc thù cần có những quy định riêng được cấp có thẩm quyền cho phép để phù hợp nhu cầu sử dụng.
2. Tài liệu viện dẫn TCVN 4601 : 2012
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 4474, Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4513, Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4515, Nhà ăn công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5674, Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu;
TCVN 5687 : 2010, Thông gió - điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5718, Mái và sàn bêtông cốt thép trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà;
TCVN 7958 : 2008, Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới;
TCVN 8052-1:2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8053:2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp.
TCVN 9257:2012, Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9835 : 2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
TCXD 16 : 1986, Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;
TCXD 29:19911), Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 175:20051), Mức ồn cho phép trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 230:19981), Tiêu chuẩn thiết kế và thi công nền nhà chống nồm.
TCXD 232:19911), Hệ thống thông gió, điều hòa thông khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.
3. Thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 4601 : 2012
3.1. Cơ quan hành chính nhà nước
Các bộ phận (cơ quan) cấu thành bộ máy hành chính nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Bộ và cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân- Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), Ủy ban nhân dân- Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh, và Ủy ban nhân dân- Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
3.2. Nhà công sở cơ quan hành chính nhà nước
Nơi làm việc của các cơ quan nhà nước làm các công việc hành chính phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3.3. Nhà làm việc của các bộ phận chức năng và các bộ phận chuyên môn
Nơi làm việc của một hay một số bộ phận cấu thành cơ quan hành chính nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật, có tính độc lập tương đối trong quản lý sử dụng.
3.4. Diện tích sử dụng
Tổng diện tích làm việc, diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật và diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ được tính toán theo kích thước thông thủy.
3.4.1. Diện tích làm việc
Diện tích của các phòng làm việc được xác định trên cơ sở số lượng cán bộ, công chức trong biên chế và hợp đồng làm việc không có thời hạn của cơ quan, đơn vị theo quy định của Nhà nước.
3.4.2. Diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật
Diện tích phòng khách, phòng họp, phòng tiếp dân, phòng tổng đài điện thoại, bộ phận thông tin, phòng quản trị hệ thống máy tính, phòng truyền thống, kho lưu trữ, thư viện, bộ phận ấn loát, ảnh, thí nghiệm, xưởng,…;
3.4.3. Diện tích bộ phận phục vụ và phụ trợ
Diện tích các sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, thường trực bảo vệ, nơi gửi mũ áo, khu vệ sinh, phòng y tế, căng tin, bếp, xưởng sửa chữa thiết bị dụng cụ, kho văn phòng phẩm, kho dụng cụ, phòng xử lý giấy loại,…
Diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ trên đây không bao gồm diện tích cầu thang, diện tích nhà để xe, phòng hội nghị và phòng hội trường.
3.5. Chiều cao thông thủy
Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.
4. Phân loại và phân cấp công sở các cơ quan hành chính nhà nước
4.1. Phân loại
Công sở cơ quan hành chính nhà nước trong tiêu chuẩn này bao gồm các loại sau:
- Công sở của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là công sở cấp Bộ);
- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là công sở cấp tỉnh);
- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là công sở cấp huyện).
4.2. Phân cấp công trình
4.2.1. Cấp công trình của công sở cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với tầm quan trọng, quy mô, vị trí xây dựng trong quy hoạch, hiệu quả kinh tế xã hội của công trình, mục đích sử dụng và mức độ an toàn đối với người và tài sản, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của địa phương.
4.2.2. Công sở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp được đầu tư xây dựng mới phải đảm bảo thiết kế theo cấp công trình như sau:
a) Công sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp I hoặc cấp II;
b) Công sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, công sở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp II hoặc cấp III;
CHÚ THÍCH: Cấp công trình công sở cơ quan hành chính nhà nước tham khảo trong quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng [1].
4.2.3. Chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước theo cấp công trình được quy định trong Bảng 1.
5. Yêu cầu chung của TCVN 4601 : 2012
5.1. Địa điểm xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp quy hoạch xây dựng tổng thể, bảo đảm có tính ổn định, lâu dài, thuận lợi về giao thông, có không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc đồng bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
5.2. Có quy mô phù hợp với công năng, đảm bảo an toàn, thuận lợi khi vận hành và bảo trì công trình, đáp ứng hoạt động với hiệu quả cao nhất của cơ quan, thuận lợi cho người dân, kể cả người khuyết tật tiếp cận sử dụng, thuận tiện cho giao tiếp với cộng đồng và các cơ quan liên quan.
Bảng 1 - Yêu cầu về chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng công sở cơ quan HCNN theo cấp công trình
Cấp công trình |
Chất lượng sử dụng |
Chất lượng xây dựng công trình |
|
Niên hạn sử dụng |
Bậc chịu lửa |
||
Cấp I |
Cao |
100 năm |
Bậc I |
Cấp II |
Tương đối cao |
trên 50 năm đến dưới 100 năm |
Bậc I hoặc bậc II |
Cấp III |
Khá |
20 năm đến 50 năm |
Bậc II hoặc bậc III |
Cấp IV |
Trung bình (đạt yêu cầu sử dụng) |
dưới 20 năm |
Bậc III hoặc bậc IV |
CHÚ THÍCH: Yêu cầu bậc chịu lửa cần tham khảo quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [2] và TCVN 2622. |
Dành cho Kỹ sư quản lý chất lượng, lập hồ sơ chất lượng công trình
Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng
- Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
- Sử dụng tối ưu các hàm Excel, truy xuất đầy đủ thông tin
- Định dạng căn chỉnh file hồ sơ chuyên nghiệp
- In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA
Bạn sẽ sở hữu kèm theo khóa học:
- Giáo trình in màu tuyệt đẹp giao tận tay,
- Tiện ích XDAddins xuất hồ sơ hàng loạt 1 bằng click chuột
- Cùng rất nhiều tài liệu quan trọng khác đi kèm trong bài học.