IDS là gì? Ứng dụng Đặc tả Thông tin Chuyển giao IDS trong quản lý dự án theo buildingSMART như thế nào?

IDS là gì? Ứng dụng Đặc tả Thông tin Chuyển giao IDS trong quản lý dự án theo buildingSMART như thế nào?

IDS là gì?

Trong quản lý dự án xây dựng, việc phối hợp trao đổi đảm bảo chất lượng thông tin giữa các bên là yếu tố then chốt.

Information Delivery Specification (IDS) - Đặc tả Thông tin Chuyển giao, là một khái niệm quan trọng trong Building Information Modeling (BIM). IDS không chỉ là một bộ quy tắc, nó còn là một phương pháp tiêu chuẩn hóa, giúp định hướng các yêu cầu thông tin cần có trong mô hình BIM, từ giai đoạn thiết kế thi công đến vận hành và bảo trì công trình.

Information Delivery Specification (IDS) là một tiêu chuẩn của buildingSMART nhằm xác định và kiểm tra các yêu cầu thông tin từ các mô hình IFC (Industry Foundation Classes).

Dựa vào nó để tiêu chuẩn hóa cho việc xác minh mô hình, hướng dẫn chi tiết các yếu tố như đối tượng, phân loại, thuộc tính, giá trị và đơn vị đo lường cần có trong suốt vòng đời của dự án.

IDS có thể được áp dụng cho bất kỳ loại hình dự án nào và trong bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời công trình, từ thiết kế sơ bộ đến khi công trình hoàn thiện và đưa vào vận hành. Điều này giúp IDS trở thành cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan cùng làm việc với các thông tin yêu cầu trong BIM.

Cấu trúc của IDS

Cấu trúc của IDS bao gồm ba thành phần chính:

  1. Mục đích của Yêu cầu: Giải thích lý do vì sao một yêu cầu thông tin cụ thể lại cần thiết. Điều này giúp định hướng cho các bên liên quan để hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của chúng.

  2. Phạm vi áp dụng: Xác định rõ đối tượng áp dụng (ví dụ: tường, cột, hệ thống MEP) và chỉ rõ loại đối tượng cần phải có thông tin theo tiêu chuẩn IDS.

  3. Chi tiết Yêu cầu thông tin: Bao gồm các thuộc tính, phân loại, hoặc các đơn vị cụ thể cần có để đảm bảo mô hình BIM đạt chất lượng và đúng yêu cầu.

Ví dụ đơn giản về Đặc tả thông tin chuyển giao IDS

Một ví dụ về cách áp dụng IDS là trong việc đảm bảo các tường trong mô hình phải có thuộc tính về khả năng chống cháy (fire rating). IDS sẽ yêu cầu rằng mọi tường trong dự án cần có thuộc tính này, được phân loại theo tiêu chuẩn PSet_WallCommon của IFC.

Dưới đây là ví dụ minh họa cho nội dung đơn giản dưới dạng JSON:

{
  "metadata": {
    "projectName": "Office Building Project",
    "creationDate": "2024-10-08",
    "version": "1.0",
    "author": "Vu Minh Hoan"
  },
  "requirements": [
    {
      "id": "R001",
      "description": "Check fire rating for all walls",
      "applicability": {
        "objectType": "IfcWall"
      },
      "criteria": [
        {
          "property": "Pset_WallCommon.FireRating",
          "valueType": "integer",
          "minValue": 30,
          "maxValue": 180
        }
      ]
    },
    {
      "id": "R002",
      "description": "Verify column material",
      "applicability": {
        "objectType": "IfcColumn"
      },
      "criteria": [
        {
          "property": "Material",
          "valueType": "string",
          "allowedValues": ["Concrete", "Steel"]
        }
      ]
    }
  ],
  "validationRules": [
    {
      "requirementId": "R001",
      "rule": "FireRating must be between 30 and 180"
    },
    {
      "requirementId": "R002",
      "rule": "Material must be either Concrete or Steel"
    }
  ]

Trong ví dụ trên:

  • Yêu cầu R001: Yêu cầu kiểm tra tất cả các đối tượng thuộc loại tường (IfcWall) phải có thuộc tính về khả năng chống cháy (FireRating) với giá trị trong khoảng từ 30 đến 180 phút. Nếu không, đối tượng đó sẽ bị đánh dấu là không đáp ứng yêu cầu IDS.
  • Yêu cầu R002: Áp dụng cho các đối tượng loại cột (IfcColumn), yêu cầu cột phải làm từ vật liệu bê tông (Concrete) hoặc thép (Steel). Nếu cột có vật liệu khác, nó sẽ bị gắn cờ để chỉnh sửa.

Ví dụ IDS chuẩn theo BuildingSmart

Tệp tin IDS có định dạng đuôi .ids với cấu trúc nội dung dạng xml:

Ví dụ về IDS
 

Giải thích Cấu trúc tệp tin IDS

Tệp tin IDS ở trên được xây dựng theo cấu trúc XML, với các thành phần chính như sau:

  • Infodata (<ids:info>):

    • Phần này cung cấp thông tin cơ bản về tệp tin IDS, bao gồm:
      • <ids:title>: Tiêu đề của dự án, giúp xác định mục đích và phạm vi áp dụng của IDS.
      • <ids:copyright>: Quyền sở hữu hoặc thông tin bản quyền, trong trường hợp này là của buildingSMART.
      • <ids:version>: Phiên bản của tệp IDS, hữu ích khi cần theo dõi các cập nhật và phiên bản khác nhau.
      • <ids:description>: Mô tả ngắn gọn về IDS, nêu rõ mục tiêu hoặc loại kiểm tra mà tệp này áp dụng.
      • <ids:author><ids:date>: Thông tin về tác giả và ngày tạo, giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc và thời gian tạo tệp tin IDS.
  • Specifications (<ids:specifications>):

    • Phần này chứa các mục yêu cầu chi tiết cho từng đối tượng và thuộc tính cần kiểm tra. Mỗi yêu cầu được định nghĩa trong một thẻ <ids:specification> với các thành phần cụ thể:
      • minOccurs: Xác định số lần tối thiểu mà yêu cầu này phải được áp dụng. Trong ví dụ trên, giá trị này là "1," có nghĩa là yêu cầu phải xuất hiện ít nhất một lần.
      • ifcVersion: Xác định phiên bản IFC áp dụng cho yêu cầu này. Điều này giúp đảm bảo rằng các yêu cầu tương thích với phiên bản IFC của mô hình.
  • Applicability (<ids:applicability>):

    • Đây là phần xác định đối tượng áp dụng cho từng yêu cầu.
    • <ids:entity><ids:name>: Xác định loại đối tượng mà yêu cầu áp dụng, như IFCSPACE cho các không gian và IFCWALL cho các tường. Điều này đảm bảo rằng chỉ những đối tượng cụ thể trong mô hình BIM mới cần phải đáp ứng các yêu cầu tiếp theo.
  • Requirements (<ids:requirements>):

    • Đây là phần chi tiết các yêu cầu về thông tin và thuộc tính cho các đối tượng áp dụng:
      • Classification (<ids:classification>): Xác định mã phân loại đối tượng, chẳng hạn như [ISO]Room hoặc [ISO]Wall, cho biết các đối tượng này thuộc nhóm nào theo tiêu chuẩn quốc tế.
      • Property (<ids:property>): Định nghĩa các thuộc tính cụ thể mà đối tượng cần có, gồm:
        • Property Set (<ids:propertySet>): Chỉ định bộ thuộc tính mà các thuộc tính cụ thể thuộc về, như BaseQuantities hoặc Pset_WallCommon.
        • Property Name (<ids:name>): Tên thuộc tính cụ thể cần kiểm tra, chẳng hạn như GrossFloorArea, NetFloorArea, FireRating, LoadBearing, hoặc IsExternal.
        • URI: Cho phép tích hợp với các tài liệu hoặc tiêu chuẩn bên ngoài qua đường dẫn URI, giúp đảm bảo rằng các thuộc tính và bộ thuộc tính có thể tham chiếu chính xác đến các quy chuẩn bên ngoài.

Tệp IDS này cung cấp một cách thức tổ chức và định nghĩa rõ ràng các yêu cầu cho từng loại đối tượng trong mô hình BIM, giúp đảm bảo các đối tượng này đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thông tin của dự án. Cấu trúc này cũng cho phép kiểm tra tự động và đảm bảo sự chính xác trong suốt quá trình kiểm tra và xác minh mô hình.

Tạo lập và sử dụng IDS trong quản lý thông tin dự án

IDS không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà còn dễ dàng được triển khai trong các phần mềm BIM thực tiễn.

IDS có thể được áp dụng thông qua các bước sau:

  1. Tạo Yêu cầu IDS: Ở bước đầu, các yêu cầu IDS được thiết lập, nơi các yêu cầu cụ thể được định nghĩa rõ ràng, giúp cho việc kiểm tra dễ dàng hơn. Các yêu cầu này bao gồm các Facets (tiêu chí), như cấu trúc tường, thông số MEP, hoặc tính toán khối lượng. Để tạo IDS có thể sử dụng các ứng dụng như BIMcollab, 

    Ví dụ: Trong một dự án cao tầng, yêu cầu IDS có thể bao gồm thông tin về vị trí, chiều cao, và loại vật liệu của các cột chịu lực.

  2. Triển khai IDS qua phần mềm: Sau khi tạo ra các yêu cầu IDS, chúng sẽ được triển khai áp dụng trực tiếp vào mô hình BIM. Điều này đảm bảo các thông tin cụ thể về đối tượng sẽ được kiểm tra tự động dựa trên yêu cầu IDS.

    Ví dụ: Trong giai đoạn này, các kiến trúc sư sẽ kiểm tra và cập nhật thuộc tính các cột để đảm bảo chúng đạt yêu cầu về tính bền vững theo IDS.

  3. Phát hiện và Báo cáo sai lệch: Khi mô hình được kiểm tra, Ứng dụng sẽ so sánh các thuộc tính của các đối tượng trong mô hình với yêu cầu IDS và tạo ra báo cáo sai lệch. Những báo cáo này sẽ chỉ rõ vị trí và loại lỗi trong mô hình.

    Ví dụ: Trong một tòa nhà phức hợp, Ứng dụng có thể tự động phát hiện rằng một số cột không đạt yêu cầu về chống cháy, và cần điều chỉnh lại thuộc tính để đáp ứng yêu cầu của IDS.

  4. Cộng tác và Sửa lỗi trong Mô hình BIM: Các lỗi được báo cáo sẽ được chia sẻ trong hệ sinh thái phần mềm, từ đó các bên liên quan có thể nhanh chóng nắm bắt và điều chỉnh mô hình. Các thay đổi được thực hiện sẽ giúp mô hình đạt chuẩn IDS một cách hiệu quả.

    Ví dụ: Các kỹ sư có thể theo dõi các vấn đề và thực hiện các điều chỉnh ngay lập tức trong Revit, đảm bảo thông tin cập nhật được chia sẻ kịp thời với toàn bộ nhóm dự án.

Lợi ích của việc sử dụng IDS

IDS không chỉ cải thiện chất lượng thông tin mà còn nâng cao hiệu suất dự án nhờ vào việc tiêu chuẩn hóa quy trình kiểm tra thông tin. Điều này giúp:

  • Tăng cường sự đồng thuận và chia sẻ yêu cầu BIM:

IDS cải thiện khả năng giao tiếp và đồng thuận về các yêu cầu BIM ở nhiều cấp độ khác nhau, từ quy mô dự án cụ thể đến quy mô địa phương, quốc gia hoặc rộng hơn.

Các yêu cầu IDS có thể được nhập trực tiếp vào phần mềm BIM, cho phép truyền đạt yêu cầu thông tin một cách rõ ràng có quy tắc, giảm thiểu nhu cầu giải thích từ các danh sách hoặc bảng tính phức tạp.

  • Tăng cường sự tin cậy vào dữ liệu:

Nhờ định dạng có thể đọc được bằng máy, IDS giúp tự động hóa việc xác nhận tính tuân thủ của mô hình. Thông tin yêu cầu có thể được quản lý, định nghĩa, và phân phối tập trung, giúp tăng cường độ tin cậy và khả năng sử dụng dữ liệu trong BIM.

  • Tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót:

IDS không chỉ giúp kiểm tra nhanh hơn mà còn giảm thiểu số lượng lỗi phát sinh, từ đó cải thiện chất lượng thông tin chuyển giao giữa các bên liên quan.

 


Vũ Minh Hoàn

 






Chia sẻ mới nhất

0879.888.986