Hướng dẫn thay đổi các thông số phân lớp - Lisp cad HTTKD
Thay đổi đường phân lớp mẫu (Polyline màu xanh)
Khi bạn tạo đường bao phân lớp bằng các lệnh như TDBTD, TDB1, TDB2 thì Lisp cad HTTKD sẽ tạo cho bạn được đường bao phân lớp và đường phân lớp mẫu (polyline màu xanh). Tuy nhiên nếu đường phân lớp mẫu đó không đúng với yêu cầu, bạn có thể xóa đi và tự tạo đường phân lớp mẫu theo yêu cầu
Như ảnh thì đường phân lớp mẫu của Lisp tự tạo (mũi tên màu đỏ chỉ vào) là đường polyline màu xanh. Tuy nhiên đường này không đúng với ý muốn của bạn, bạn mong muốn đường phân lớp mẫu phải trùng với lề đất (mũi tên màu vàng chỉ vào) thì bạn làm như sau:
Bước 1: Xóa đường phân lớp mẫu đã có và vẽ đường Polyline muốn dùng làm đường phân lớp mẫu
Gõ lệnh PL để vẽ đường phân lớp mẫu mới và bề rộng mỗi bên của đường phân lớp mẫu mới so với đường bao phân lớp tối thiểu 1m
Bước 2: Đăng ký đường phân lớp mẫu mới
Gõ lệnh DKDPLM -> Enter -> Chọn Polyline vừa tạo -> Enter -> Chọn đường bao -> Enter
Khi đó Lisp sẽ nhận đường Polyline đã chọn thành đường phân lớp mẫu
Đánh số thứ tự lớp từ dưới lên trên
Khi phân lớp lisp luôn mặc định đánh số thứ tự lớp từ trên xuống dưới. Tuy nhiên có những kết cấu mà chiều dày của chúng ổn định, bằng nhau giữa các trắc ngang như kết cấu áo đường. Việc đánh số thứ tự từ dưới lên hay từ trên xuống không ảnh hưởng đến tính phù hợp của lớp kết cấu, bạn có thể làm như sau
Ảnh ví dụ cho công việc K95, nhưng không khuyến khích đánh số thứ tự cho K95 từ dưới lên, điều này là sai nguyên tắc
Bạn gõ lệnh DTTDPL -> Enter -> Chọn các đường bao cần thay đổi số thứ tự
Khi đó đến bước DTKDB thì số thứ tự lớp sẽ được đánh số từ dưới lên trên theo các trắc ngang đã chọn
Thay đổi chiều dày lớp
Khi bạn gõ lệnh KBPL để khai báo chiều dày các lớp thì lisp cad HTTKD đã gán cho tất cả các lớp đó theo chiều dày đã khai báo. Tuy nhiên nếu bạn muốn thay đổi chiều dày của lớp phù hợp với yêu cầu của dự án thì bạn có thể sử dụng lệnh TDPL2
Cách làm như sau
Bạn gõ lệnh TDPL2 -> Enter -> Nhập [email protected],[email protected],0.2 -> Chọn các đường bao -> Enter
Ý nghĩa: [email protected],[email protected],0.2
- 1 - Lớp số 1 sẽ thay đổi chiều dày
- @ - Ký tự bắt buộc trong cú pháp
- 0.217 - Chiều dày thay đổi của lớp số 1, dày 21,7cm
- dấy phẩy " , " - Phân cách giữa các lớp cần thay đổi chiều dày
- 2 - 2 lớp tiếp theo thay đổi chiều dày
- @ - Ký tự bắt buộc trong cú pháp
- 0.15 - Chiều dày của 2 lớp tiếp theo 15cm
- 0.2 - Các lớp phía dưới chiều dày đều là 20cm
Tùy chỉnh đường bao phân lớp
Trong quá trình tạo đường bao tự động hoặc tạo trực tiếp nếu đường bao đó chưa đúng bạn có thể tùy chỉnh để cho phù hợp với trắc ngang
Đường bao đã tạo, tuy nhiên đường bao này thiếu phần khối lượng đánh cấp nên sẽ thiếu khối lượng phân lớp, khi đó bạn cần chỉnh lại đường bao cho phù hợp
Bạn click vào đường bao và thêm đỉnh cho đường bao bằng lệnh BFF và di chuyển các đỉnh vừa tạo bao trùm phạm vi đánh cấp
Khi đó bạn sẽ có đường bao đúng với yêu cầu
Lệnh bổ trợ tạo đường đáy đắp phân lớp – lệnh DVBDC2
Với những trắc ngang bạn đã phải làm thủ công là dùng lệnh TDB1,TDB2 để tạo đường bao phân lớp, tuy nhiên đường bao tạo ra lại thiếu khối lượng như đánh cấp, vét bùn, vét hữu cơ… do lệnh TDB1 chỉ tạo đường bao với vùng vùng được giới hạn bởi các Polyline. Các kết cấu khác bị phân chia bởi polyline đường tự nhiên nên đường bao phân lớp bị thiếu phần khối lượng phía dưới đường tự nhiên.
Để xử lý trường hợp này bạn sử dụng lệnh bổ trợ tạo đường đáy đắp để tạo đường bao – lệnh DVBDC2
Gõ lệnh DVBDC2 -> Enter -> Chọn các layer đáy phân lớp (vét bùn, đào hữu cơ, đánh cấp, đường tự nhiên) -> Chọn text tím trắc ngang -> Enter
Khi đó Lisp sẽ tạo đường Polyline đáy phân lớp chứa toàn bộ khối lượng của kết cấu còn thiếu như đào hữu cơ, đánh cấp, vét bù… Lúc này bạn chỉ cần layoff layer đường tự nhiên và thực hiện lại lệnh TDB1 hoặc TDB2

- Phân lớp đất K95 và các kết cấu áo đường
- Xuất khoảng cách, cao độ điểm,...trắc ngang ra
- Ghi cao độ, khoảng cách trắc ngang, xuất diện tích trắc ngang ra Excel