Biện pháp thi công bấc thấm đứng
Khi thi công các công trình trên nền đất yếu nền đất có hàm lượng nước, tính nén ép cao, cường độ đất, tính thấm nước kém độ sâu lớp bùn lớn. Phương pháp thoát nước cấu kết là phương pháp giải quyết hữu hiệu sự lún và ổn định của nền đất sét mềm yếu và đất bùn làm cho độ rỗng,độ ẩm của đất giảm đi. Trọng lượng thể tích, modul biến dạng, lực dính góc ma sát trong tăng lên. Để đạt được những yếu tố trên người ta dùng phương pháp xử lý bằng bấc thấm.
Điều kiện để thi công bấc thấm
Trước khi cắm bấc thấm thì mặt bằng thi công cần thỏa mãn một vài tiêu chí sau:
- Toàn bộ mặt bằng phải có cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vực thi công là 1m.
- Mặt bằng thi công phải ổn định vững chắc đảm bảo cho xe máy di chuyển dễ dàng không bị lún lầy.
- Độ dốc mặt bằng thi công 0.5%
Trình tự thi công bấc thấm
Định vị mặt bằng thi công
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số ổn định nền sau này.
- Sau khi nhận bàn giao cọc mốc từ Chủ đầu tư và TVGS đơn vị thi công sẽ bố trí tổ trắc địa xác định vị trí các mốc tim tuyến sau đó triển khai tim bấc trên mặt bằng thi công. Các bản vẽ chi tiết cho từng khu vực thi công.
- Các mốc này phải được các bên kiểm tra kỹ lưỡng và lập biên bản nghiệm thu hệ thống cọc mốc.
- Từ hệ thống cọc mốc này, kỹ thuật hiện trường cho xác định hệ thống tim bấc thấm. Tại dự án lưới bấc thấm được bố trí theo sơ đồ hình vuông với cạnh đều A.
Thi công ép bấc thấm:
- Trước khi tiến hành thi chính thức đơn vị thi công tổ chức thi công thí điểm trên phạm vi đủ để máy di chuyển 2-3 lần khi thực hiện các thao tác ấn bấc thấm (việc đóng bấc thí điểm này có sự chứng kiến của các bên liên quan, đạt yêu cầu mới được phép thi công đại trà).
- Máy di chuyển theo hướng dọc theo tuyến đường và lùi dần để tránh đè lên các vị trí bấc thấm đã được ép trước đó, mỗi vệt máy di chuyển có thể ép được nhiều hàng.
- Trên mỗi thân dàn, tuỳ theo từng khu vực đóng với chiều sâu bấc khác nhau nhà thầu đánh dấu chiều sâu để tiện việc thi công và kiểm tra.
- Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông là 20cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm.
- Để đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục ta giữ cho cuộn bấc không bị xộc xệch, trật ra ngoài băng dẫn bấc.
- Trước khi bấc được ép xuống, bấc được neo vào một tấm thép có kích thước 0.7x70x140 tấm thép này có tác dụng giữ bấc lại trong lòng đât.
Sơ đồ cấu tạo máy thi công
- Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 20 cm, sau khi được các bên liên quan nghiệm thu khối lượng (tim tuyến, chiều dài) sẽ tiến hành lấp phủ đầu bấc bằng thủ công.
- Khi thi công gặp những điều kiện bất thường thì phải báo cáo xin ý kiến tư vấn giải quyết, và ghi chép chi tiết mỗi lần cắm bấc về vị trí, chiều sâu, thời điềm thi công và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công.
- Sau khi cắm bấc thấm xong phải dọn dẹp sạch các mảnh vụn bấc thấm rơi vãi trên mặt bằng , tiến hành đắp lớp cát phủ kín đầu bấc thấm.
- Tại những vị trí có đường dây điện đi qua (Km...) thì vẫn thi công đóng bấc thấm bình thường đến vị trí cách đường dây điện 10m về mỗi phía thì dừng lại thi công các vị trí khác. Khi đơn vị điện lực chuyển đường dây ra vị trí khác thì thi công nốt phần đó.
Tải file biện pháp thi công bấc thấm
Tải liệu bao gồm:
- Biện pháp thi công bấc thấm - Tiếng Anh
- Biện pháp thi công bấc thấm - Tiếng việt
- Bản vẽ autocad đầy đủ